Danh mục

Tỉnh Hưng Yên

Lượt xem: 1509 | 28/10/2020

Hưng Yên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Hưng Yên

Tỉnh
Quảng Trường Tp Hưng yên.jpg

Quảng trường thành phố Hưng Yên
Hành chính
Vùng Đồng bằng sông Hồng (địa lý) Vùng thủ đô Hà Nội (đô thị)
Tỉnh lỵ Thành phố Hưng Yên
Phân chia hành chính 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Phóng
Chủ tịch HĐND Trần Quốc Toản
Chánh án TAND Lê Văn Tuấn
Viện trưởng VKSND Dương Văn Cảnh
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Tiến Sỹ
Địa lý
Tọa độ20°51′16″B 106°00′58″ĐTọa độ20°51′16″B 106°00′58″Đ
Diện tích 930,2 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng 1.252.731 người[1]
Mật độ 1.347 người/km²
Dân tộc Việt
Kinh tế (2019)
GRDP 94.000 tỉ đồng (4,080 tỉ USD)
GRDP đầu người 74,75 triệu đồng (3.208 USD)
Khác
Mã hành chính VN-66
Mã bưu chính 16xxxx
Mã điện thoại 221
Biển số xe 89
Website http://www.hungyen.gov.vn/

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông HồngViệt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách Thủ đô Hà Nội 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Trong quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Việt Nam, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng Thủ đô Hà Nội.

Năm 2020, Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số 1.352.621 người đứng thứ 34 về dân số[2] mật độ trung bình 1.347 người/km2, GRDP đạt 94.000 tỉ Đồng (tương ứng với 4,080 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 74,57 triệu đồng (tương ứng với 3.208 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,72%.[3]

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên:

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hưng Yên
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Thành phố (1)
Hưng Yên 152.714 7 phường, 10 xã
Thị xã (1)
Mỹ Hào 158.673 7 phường, 6 xã
Huyện (8)
Ân Thi 125.500 1 thị trấn, 20 xã
Khoái Châu 184.802 1 thị trấn, 24 xã
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Kim Động 111.417 1 thị trấn, 16 xã
Phù Cừ 103.481 1 thị trấn, 13 xã
Tiên Lữ 104.072 1 thị trấn, 14 xã
Văn Giang 120.057 1 thị trấn, 10 xã
Văn Lâm 119.229 1 thị trấn, 10 xã
Yên Mỹ 130.000 1 thị trấn, 16 xã

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1466). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông YênKim Động, Ân Thi, Tiên LữPhù Dung của trấn Sơn Nam và Thần KhêHưng NhânDuyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập).[4]

Tuy là tỉnh “mới” chỉ hơn 553 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long “Kẻ Chợ” đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”.

Ngày 27 tháng 1 năm 1968, tỉnh Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên; hợp nhất 2 huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên; hợp nhất 2 huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ.[5]

Ngày 24 tháng 2 năm 1979, hợp nhất 2 huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn; hợp nhất phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang.[6]

Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện: Kim Động và Ân Thi.[7]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hưng Yên từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hưng Yên có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.[8]

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, chia huyện Phù Tiên thành 2 huyện: Phù Cừ và Tiên Lữ.[9]

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Châu Giang thành 2 huyện: Khoái Châu và Văn Giang; chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ.[10]

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, chuyển thị xã Hưng Yên thành thành phố Hưng Yên.[11]

Ngày 12 tháng 3 năm 2019, chuyển huyện Mỹ Hào thành thị xã Mỹ Hào.[12]

Tỉnh Hưng Yên có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện như ngày nay.

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba thành phố lớn: Hà NộiHải DươngNam Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi. Hưng Yên không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều, địa hình rất thuận lợi.

Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.[13]

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.

  • Diện tích: 930 km² (rộng hơn Hà NamBắc Ninh).[13] [cần dẫn nguồn]
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.652 mm
  • Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
  • Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%

Tọa độ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc
  • Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 09/8/2019, tổng dân số toàn tỉnh là 1.252.731 người, tổng số hộ là 377.582 hộ. Trong đó, dân số nam là 583.200, dân số nữ là 605.700; Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,05%. Mật độ dân số đạt 1.347 người/km2.[14]

Thành phần dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mới tái lập tỉnh 1997 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 50-55%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 40-45%, công nghiệp 45%, dịch vụ 13%, năm 2010 công nghiệp chiếm 48,12% và đến năm 2015 công nghiệp 48,98%; năm 2018, công nghiệp, xây dựng chiếm 51,56%, thương mại, dịch vụ chiếm 37,86% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, Năm 2018 tỉ lệ dân số làm nông nghiệp còn 10,58%. Thành phần dân số sống ở đô thị là 47% và nông thôn là 53%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 40.858 người, nhiều nhất là Công giáo có 26.226 người, tiếp theo là Phật giáo có 4.556 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 72 người, Hồi giáo có ba người và Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một người.[15]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Ecopark Văn Giang (Hưng Yên)

Tập tin:Khu Công nghiệp Phố Nối A- Hưng Yên.jpg

Khu Công nghiệp Phố Nối A
Mỹ Hào (Hưng Yên)

 

Ecopark Hung Yen.jpg

Khu Đô thị Xuân Quan
Văn Giang (Hưng Yên)

Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh(GRDP) tăng 9.72%. Giá trị sản xuất CN tăng 12.25%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11.45%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản tăng 2.62%. Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng 6.77%.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng-62.15%, nông nghiệp thủy sản-8.44%, thương mại dịch vụ-29.41%. GRDP đầu người đạt 79.06 triệu đồng.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,750 tỷ $, đạt 101% kế hoạch tăng 11.76% so với năm 2018.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 38.097 tỷ đồng tăng 111% so với kế hoạch và tăng 11.12% so với năm 2018.

Tổng thu ngân sách đạt 16.027 tỷ đồng đạt 124,6% kế hoạch tăng 21,2% so với năm 2018. Trong đó thu thuế XNK đạt 3.800 tỷ đồng đạt 112,5% kế hoạch tăng 13,7%. Thu nội địa 12.257 tỷ đồng tăng 127,8% kế hoạch tăng 23,7% so với cùng kỳ 2018.[2]

Tổng chi ngân sách 10.339 tỷ đạt 112,7% kế hoạch. Trong đó: chi đầu tư phát triển 3.679 tỷ đồng đạt 91,8% kế hoạch, chi thường xuyên 6.300 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch. Toàn tỉnh đã có 145/145 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

Tỷ lệ đô thi hóa đạt 37,63%. Tỷ lệ hộ nghèo 2,0%.

Toàn tỉnh hiện có 13 khu công nghiệp (KCN) với quy mô hơn 3.000 ha, gồm các KCN: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối (Phố nối B), Thăng Long II, Yên Mỹ, Yên Mỹ II, Minh Đức, Tân Quang, Như Quỳnh, Quán Đỏ, Kim Động, Trưng Trắc, Vĩnh Khúc, Minh Quang và một số CCN khác. Theo quy hoạch, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 35 cụm công nghiệp, tổng diện tích tăng thêm là 1.399 ha để tạo mặt bằng thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như Phố Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ….. Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, điện tử, điện dân dụng, công nghiệp thực phẩm… Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Tính đến hết năm 2019, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hơn 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 465 dự án đầu tư còn hiệu lực tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.730 triệu đô la Mỹ, trong đó dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp thăng Long II có vốn đầu tư đăng ký là 123 triệu đô la Mỹ, các dự án đầu tư thứ cấp có tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.607 triệu đô la Mỹ. Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất tại các KCN với 130 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.000 triệu đô la Mỹ, tiếp đến là Hàn Quốc với 41 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 500 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đó với 1.463 dự án đầu tư của doanh nghiệp nội địa có tổng số vốn 133,4 nghìn tỷ đồng nâng tổng số vốn thu hút đầu tư đạt 10,5 tỷ $.

Tổng số lao động sử dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khoảng 43,2 vạn người. Toàn tỉnh hiện có 11.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký 109.500 tỷ đồng.

Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang và đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như: Khu đô thị Ecopark (Văn Giang),Vincity Hưng Yên, khu đô thị V-GreenCity, Khu đô Phố Nối B, khu đô thị đại học Phố Hiến 1.000 (ha) thuộc thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ.

Khu Phố Nối (thị xã Mỹ Hào) là một khu vực kinh tế phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Tại đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trí chính của vùng. Đây cũng là nơi tập trung một số cơ sở giáo dục lớn như trường đại học như trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở II), trường Đại học Chu Văn An (cơ sở II) (dân lập), trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, Đại học Nội vụ (cơ sở II), Đại học Công Đoàn (cơ sở II).

Thời tiết[sửa | sửa mã nguồn]

ẩnDữ liệu khí hậu của Hưng Yên
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.0 32.6 37.0 37.4 38.5 39.4 38.4 37.5 35.2 34.0 34.5 30.5 39,4
Trung bình cao °C (°F) 19.5 19.7 22.3 26.7 30.9 32.4 32.7 31.7 30.5 28.3 25.2 21.7 26,8
Trung bình ngày, °C (°F) 16.2 16.9 19.6 23.5 27.0 28.6 29.0 28.4 27.1 24.5 21.1 17.8 23,3
Trung bình thấp, °C (°F) 14.0 15.0 17.8 21.4 24.2 25.8 26.3 25.8 24.6 21.8 18.4 15.1 20,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) 4.9 5.3 6.6 12.2 16.5 19.4 20.6 21.8 16.5 12.5 8.4 4.8 4,8
Giáng thủy mm (inch) 26
(1.02)
25
(0.98)
48
(1.89)
92
(3.62)
172
(6.77)
229
(9.02)
219
(8.62)
286
(11.26)
261
(10.28)
187
(7.36)
75
(2.95)
24
(0.94)
1.644
(64,72)
độ ẩm 85.2 87.6 90.1 89.8 86.2 84.4 84.0 87.1 86.9 84.8 82.6 82.4 85,9
Số ngày giáng thủy TB 9.1 12.8 16.6 13.8 13.1 14.2 13.1 15.5 13.7 11.2 7.3 5.5 146,0
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 75 42 49 93 187 178 205 179 179 173 139 127 1.625
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[16]

Giao thông vận tải[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Cầu Bắc Hưng Hải
Xuân Quan – Văn Giang (Hưng Yên)

Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:

  • Quốc lộ 5A: Như Quỳnh – Minh Đức
  • Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: Dài 29 Km còn gọi là quốc lộ 5B
  • Quốc lộ 39A: Phố Nối – Triều Dương
  • Quốc lộ 38: Cống Tranh – Trương Xá, thành phố Hưng Yên – cầu Yên Lệnh.
  • Quốc lộ 38B: Hải Dương – Hưng Yên – Nam Định – Ninh Bình

Tỉnh lộ:

  • 386: Minh Tân – La Tiến (chạy dọc Huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang Tỉnh Thái Bình). Đang có dự án kêu gọi đầu tư cầu La Tiến từ nay đến 2020
  • 200: Triều Dương – Cầu Hầu.
  • 203: Đoàn Đào – Lệ Xá – Trung Dũng – Thụy Lôi – Hải Triều – Cầu Triều Dương (Nối QL 38B với QL 39A)
  • 195: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, Gia Lâm.
  • Đường nối đường 5B và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình(điểm đầu tại nút giao thông Lực Điền chạy song song với QL39 qua TP.Hưng Yên, vượt sông Hồng sang Lý Nhân – Hà Nam, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tại nút giao Liêm Tuyền).
  • Tỉnh Lộ 396 (điểm đầu ngã tư Trần Cao – ngã tư Nhật Quang qua cầu Dao sang thị trấn Ninh Giang.

Đường sắt: tuyến Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.

Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này.

Vận tải[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019, vận tải hành khách ước đạt 16,85 triêu lượt và 97,83 triệu lượt luân chuyển, lần lượt tăng 13,63% về lượt người vận chuyển và tăng 13,47% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2019, vận tải hàng hóa ước đạt 34 triệu tấn và 1.245 triệu tấn luân chuyển, lần lượt tăng 14,75% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 11,97% về tấn hàng hóa luân chuyển so với năm 2018.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục – đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2003, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Hưng Yên có 95.160 học sinh tiểu học, 98.240 học sinh trung học cơ sở và 39.459 học sinh trung học. Số trường học tương ứng theo ba cấp là 168, 166 và 27.

Danh sách các trường cao đẳng – đại học tại tỉnh Hưng Yên

1/ Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật
2/ Đại Học Tài chính QT Kinh doanh
3/ Đại Học Chu Văn An
4/ Đại Học Y Khoa Tokyo
5/ Đại Học Anh Quốc
6/ Đại Học Y Khoa Vinmec
7/ Đại Học Mở Hà Nội 2
8/ Đại Học Hải Quan
9/ Đại Học Hậu cần Công An
10/ Đại Học Công Đoàn 2
11/ Đại học Nội vụ 2
12/ Đại học Thuỷ Lợi 2
13/ Đại Học Giao thông vận tải
14/ Học viện Y dược 2
15/ Học viện Golf EPGA
16/ Cao đẳng ASEAN
17/ Cao đẳng Công nghiệp
18/ Đại học Bách Khoa Hà Nội
19/ Cao đẳng Hàng Không
20/ Cao đẳng Kỹ thuật Lod
21/ Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
22/ Cao đẳng Cơ Điện Thuỷ Lợi
23/ Cao đẳng Sư Phạm Hưng Yên
24/ Cao đẳng Giao thông Hưng Yên
25/ Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật
26/ Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 6
27/ Cao đẳng Y tế Hưng Yên
28/ Cao đẳng Kinh tế Kỹ nghệ
29/ Viện Đại học Mở

Năm 2019, tỉnh có tổng số 383 trường học các cấp được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 92,01%, tỷ lệ trúng tuyển đại học 66,37%.

Toàn tỉnh có 44 học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi THPT Quốc gia, 1 học sinh đạt HCB cuộc thi Olympic tin học Châu Á, một học sinh đạt giải nhất cuộc thi vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2019, tám học sinh THPT đạt giải tại kỳ thi KH-KT Quốc gia

Về văn học dân gian, ngoài cái chung của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ, còn có những cái riêng mà chỉ Hưng Yên mới có, chẳng hạn như lời của các bài hát trống quân – một lối hát phổ biến ở Hưng Yên xưa kia, hiện nay vẫn còn giữ được.

  • Hưng Yên là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở môi thời đại. Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước. Hiện tại Văn miếu Xích Đằng còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến.

Một số câu ca dao tiêu biểu cho địa phương trong tỉnh:

  • Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến.
  • Dù ai buôn bắc bán đông,

Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên

  • Oai oái như phủ Khoái xin ăn
  • Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ
  • Nát như tương Bần

… Ngoài ra còn có các thể loại hát chèo, hát ả đào,….[13]

Thể dục – Thể thao – Du lịch.[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao thành tích cao: Năm 2019, tỉnh đã tham gia 27 giải thể thao quốc gia, đạt 106 huy chương các loại, trong đó 20 huy chương Vàng, 29 huy chương Bạc và 57 huy chương Đồng. Có 19 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia.

Năm 2018 với 57 vận động viên tham dự, thi đấu ở 10 môn, đoàn thể thao Hưng Yên đã giành được 3 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 15 huy chương đồng, xếp thứ 35/65 đoàn tham dự đại hội thể dục thể thao Toàn Quốc.[17]

Ngày 24 tháng 4 năm 2018, Câu lạc bộ bóng đá Phố Hiến ra mắt người hâm mộ đã đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Hưng Yên có đội bóng thi đấu tại giải Hạng nhì quốc gia.

Ngay trong năm đầu tiên thành lập, với dàn cầu thủ trẻ nòng cốt là các cầu thủ của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, thầy trò huấn luyện viên Hứa Hiền Vinh đã xuất sắc thăng hạng giành quyền lên chơi tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2019.

Cũng trong mùa giải Vleague 2 đầu tiên clb Phố Hiến đã giành ngôi Á quân và đoạt vé tham dự trận playoff lên Vleague 1 nhưng đã thất bại 0 – 1 trước clb Thanh Hóa.

Năm 2018 đội tuyển bóng đá U11 Hưng Yên giành ngôi á quân chung kết giải bóng đá nhi đồng toàn quốc tranh cúp Viettel năm 2018 diễn ra tại Thái Bình. Đây là thành tích tốt nhất từ trước đến nay của bóng đá trẻ Hưng Yên ở một giải đấu cấp quốc gia.

Thu hút 1.050 lượt khách du lịch.

Y tế công cộng[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hưng Yên có mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã khá hoàn thiện, tuyến tỉnh có hai bệnh viện đa khoa, sáu bệnh viện chuyên khoa, năm trung tâm, hai chi cục; tuyến huyện có 10 trung tâm y tế và 155 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số cán bộ, nhân viên y tế toàn ngành hơn 4.000 người. Với 100% y tế các xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 90,5%. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên Danh sách các cơ sở Y tế trực thuộc Sở Y tế tại tỉnh Hưng Yên:

Bệnh viện tuyến tỉnh:

  1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
  2. Bệnh viện Đa khoa Phố Nối
  3. Bệnh viện Y Dược cổ truyền
  4. Bệnh viện Tâm thần kinh
  5. Bệnh viện Phổi
  6. Bệnh viện Mắt
  7. Bệnh viện Sản – Nhi
  8. Bệnh viện Nhiệt đới

Trung tâm Y tế tuyến tỉnh:

  1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên
  2. Trung tâm Giám định y khoa
  3. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm
  4. Trung tâm Pháp y tỉnh Hưng Yên
  5. Trung tâm Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Hưng Yên

Chi cục thuốc Sở:

  1. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
  2. Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố:

  1. Trung tâm Y tế thành phố Hưng Yên
  2. Trung tâm Y tế thị xã Mỹ Hào
  3. Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ
  4. Trung tâm Y tế huyện Phù Cừ
  5. Trung tâm Y tế huyện Kim Động
  6. Trung tâm Y tế huyện Ân Thi
  7. Trung tâm Y tế huyện Khoái Châu
  8. Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ
  9. Trung tâm Y tế huyện Văn Giang
  10. Trung tâm Y tế huyện Văn Lâm

Thông tin liên lạc[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ tầng thông tin không ngừng được đầu tư phát triển. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển CNTT-TT của tỉnh xếp thứ 13/63 tỉnh, thành. Cổng dịch vụ và hệ thống Một cửa đã được triển khai từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Chấn (1852-1911)

Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng Yên có các di tích lịch sử tiêu biểu sau:

  • Xã Thuần Hưng huyện Khoái Châu được xác định là địa danh Đại Mang Bộ https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/39400602-thuan-hung-phat-huy-truyen-thong-anh-hung.html là địa danh gần sông Hồng thuộc xã Thuần Hưng và các xã xung quanh thuộc tổng Đại Quan theo tên cũ. Nơi đây là linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông là Tổng hành dinh của Vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, từ đây đưa ra những quyết sách quan trọng để Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lãnh đạo quân và dân Đại Việt Tổng tấn công chiến thắng quân Nguyên Mông giữ yên và mở mang bờ cõi Việt Nam [20]
  • Cây đa Sài Thị thuộc thôn Sài Thị – xã Thuần Hưng là nơi thành lập chi bộ đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Hưng Yên.[21]
  • Sông Giàn – Thuần Hưng là Đầu nguồn của Sông Cửu An tiếp giáp với Sông Hồng là di tích lịch sử về tinh thần xây dựng và phát triển đất nước của người Việt. Hình ảnh sông Giàn được các vua Nhà Nguyễn khắc vào Cửu Đỉnh đặt tại Cố Đô Huế [20]
  • Quần thể di tích Phố Hiến: Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần Hưng Yên, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông, chùa Phố, chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, hội ả đào. hồ bán nguyệt…
  • Di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di tích liên quan đến Triệu Việt Vương)
  • Khu di tích đình Bến ở Văn Giang thờ sứ quân Lã Đường thời 12 sứ quân.
  • Làng Nôm là ngôi làng cổ của Hưng Yên thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Đây là ngôi làng cổ đặc trưng có vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông,
  • Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ Lão,
  • Khu di tích Tống Trân Cúc Hoa (Phù Cừ)
  • Đền thờ bà Hoàng Thị Loan – Mẹ chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
  • Chùa Khúc Lộng – Vĩnh Khúc, Văn Giang
  • Chùa Ông Khổng hay còn gọi là Chùa Công Luận (Công Luận 1 – TT Văn Giang). Hàng năm vào các ngày từ 4-5 âm lịch diễn ra lễ hội Vật cổ truyền.
  • Đền Bà (còn gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại thôn Tân An, xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ], thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu triều nhà Lý, có phong cảnh đẹp và giá trị kiến trúc nghệ thuật cao,gia trị lịch sử lâu đời, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hàng năm mở hội từ ngày 20-25/7âm lịch)
  • Đền Vĩnh Phúc hay Đền thờ Bà Chúa Mụa (Trần Thị Ngọc Am, vợ của Chúa Trịnh Tráng hiện đền ở thôn Cộng Vũ, xã Vũ Xá huyện Kim Động. Hiện nay con cháu họ Trần Của Bà Trần Thị Ngọc Am đang thờ phụng. Bà Trần Thị Ngọc Am – Vương phí thứ hai của chúa Trịnh Tráng, sau được ban quốc tính họ Trịnh (Trịnh Thị Ngọc Am). Nhân dân địa phương quen gọi bà là bà chúa Mụa.
  • Viện Nghiên cứu Hán Nôm là trung tâm tàng trữ thư tịch và tài liệu Hán – Nôm lớn nhất nước ta hiện nay, với 5038 đầu sách và khoảng 30.000 đơn vị tư liệu (1). Kho sách này là nguồn tư liệu quý hiếm, đang được bảo quản đặc biệt. Đây là nguồn thư tịch cổ, chứa đựng lượng thông tin phong phú, đa dạng, rất đáng tin cậy về các vấn đề địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật của dân tộc trong lịch sử.

Cụm di tích Bến Đại Mang Bộ là Tổng hành dinh của Quân đội Nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2; Cây đa Sài Thị là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên; Sông Giàn – Thuần Hưng là Đầu nguồn của Sông Cửu An tiếp giáp với Sông Hồng là di tích lịch sử về tinh thần xây dựng và phát triển đất nước của người Việt. Hình ảnh sông Giàn được các vua Nhà Nguyễn khắc vào Cửu Đỉnh đặt tại Cố Đô Huế (http://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/dung-quay-lung-voi-nhung-dong-song-n20170329062828961.htm).

Phố Hiến Bao gồm các di tích ở thành phố Hưng Yên và một phần các huyện Tiên Lữ, Kim Động. Nay đã được xếp hạng là khu di tích cấp quốc gia,một địa danh nổi tiếng của Hưng Yên. Cụm di tích này nằm bên bờ sông Hồng, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hưng Yên xưa và nay. Với cảnh quan đẹp, sự đa dạng của các di tích, lịch sử văn hóa Phố Hiến được hình thành bởi sự phong phú về phong tục tập quán của người Hoa, người Nhật và người châu Âu. Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi nhắc đến Văn Miếu, chùa Phố, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu và đền Mây. Tiêu biểu của kiến trúc đình chùa trong cụm di tích Phố Hiến có thể nhắc đến các chùa:

Chùa Hiến (thời Trần): Tại chùa có cây nhãn tổ, truyền rằng ngày xưa quả của cây nhãn này được hái để dâng Đức Phật, cúng Thần hoàng và để quan lại mang tiến vua chúa, nó cũng được xem như là biểu tượng của đất Hưng Yên.

Toàn cảnh chùa Chuông Chùa Chuông: Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Di vật đặc biệt của chùa phải kể đến tấm bia đá cao 165 cm, rộng 110 cm dựng vào năm Tân Mão, được trang trí hình rồng chầu mặt trời.

Đền Mẫu: Được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, trước đền là hồ Bán Nguyệt cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà không gian thoáng đãng, nó nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn khách tới thăm. user posted image

Văn Miếu Xích Đằng Văn Miếu: Là Văn Miếu hàng tỉnh và còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, toạ trên một khu đất cao, rộng gần 4000m2 thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn. Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia có ghi danh các nhà khoa bảng. Văn Miếu là di tích minh chứng cho truyền thống hiếu học của người Hưng Yên.

Trải qua những thăng trầm, biến đổi, Phố Hiến xưa chỉ còn lại trong lưu truyền và một số những di tích. Nếu Phố Hiến được đầu tư, tôn tạo thì nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hóa lịch sử có sức cuốn hút mạnh mẽ trong và ngoài nước theo các tour du lịch cả bằng đường bộ, đường thủy để tham quan, dự lễ hội và nghiên cứu…

Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch, Hàm Tử – Bãi Sậy

Phần lớn các điểm du lịch khu vực này nằm cạnh sông Hồng, có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành.. Gắn liền với cụm di tích này là truyền thuyết và lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung đã được nhà nước xếp hạng, là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng quốc gia. Từ đây khách du lịch có thể thăm cảnh quan sinh thái đồng quê – bãi sông Hồng, làng vườn, làng nghề gốm sứ Xuân Quan.

Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông – Phố Nối

Điển hình của cụm này là khu di tích đại danh y Lê Hữu Trác và nhiều chùa đình có kiến trúc độc đáo như chùa Lãng (chùa Lạng) thôn Như Lãng, Minh Hải, Văn Lâm; chùa Thái Lạc ở thôn Thái Lạc, Lạc Hồng, huyện Văn Lâm; đền thờ danh tướng Lý Thường Kiệt thuộc huyện Yên Mỹ; đền Ủng huyện Ân Thi; đình Đa Ngưu huyện Văn Giang và khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Đây là cụm di tích nằm kề cận với Thủ đô Hà Nội, trên đường quốc lộ 5, nối trung tâm du lịch Hà Nội – Phố Nối – Hải Phòng – Quảng Ninh. Ngoài các sản phẩm du lịch chính của cụm này, tham quan các đình, chùa khách còn được tham quan làng nghề đúc đồng, chạm bạc, cây dược liệu, tương Bần…

Đền Ủng

Đền Ủng tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão. Ông là một danh tướng của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, chống giặc phương Nam và Ai Lao.

Đền được xây dựng trên nền nhà cũ của gia đình ông. Đáng tiếc ngôi đền đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1948, chỉ còn lại dấu vết nền móng xưa và hai cột đồng trụ ở hai bên. Từ năm 1990, phục hồi lại ngôi đền, kiến trúc gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung.

Trong quần thể di tích có lăng Phạm Tiên Công (thân sinh Phạm Ngũ Lão), đền Nhũ Mẫu (mẹ nuôi Phạm Ngũ Lão), đền Tĩnh Huệ công chúa (con gái Phạm Ngũ Lão), kiến trúc thời Nguyễn. Ngoài ra còn có lăng Vũ Hồng Lượng (quan dưới triều Lê), kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá thời Hậu Lê (thế kỷ 17).

Các lễ hội truyền thống

Là một tỉnh đồng bằng gắn liền với nền văn minh lúa nước, Hưng Yên có nhiều lễ hội phản ảnh khá rõ nét con người, truyền thống, phong tục mà thông qua đó bày tỏ lời cảm ơn của mình đối với trời đất, thần nước và cầu mong có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cảm ơn những người có công đức, tưởng nhớ tới các vị anh hùng. Nét độc đáo của nhiều lễ hội truyền thống ở Hưng Yên là các lễ rước thường gắn liền với sông Hồng như lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch, Đền Đa Hòa…

Lễ hội đền Hóa Dạ Trạch

Lễ hội diễn ra vào ngày 10/2 đến ngày 12/2 âm lịch. Hành trình của đám rước: Bắt đầu đi từ cửa đền Hóa Dạ Trạch đến bờ sông bến Vĩnh, lấy nước giữa dòng, xong quay lại đền. Trong lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: Chọi gà, đấu vật, đu bay, bịt mắt bắt dê, cầu kiều, đập liêu… Cùng với các loại hình nghệ thuật cổ truyền như: Ca trù, Ả đào, Hát giao duyên/ Hát đối, Hát văn, Quan họ, đội múa rồng, múa lân..

Hội đền Ủng:

Lễ hội truyền thống đền Phù Ủng đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Phù Ủng (Ân Thi) nói riêng và của người dân xứ nhãn lồng nói chung. Qua bao thăng trầm của lịch sử, đền thờ đã được nhân dân huyện nhà và khách thập phương gìn giữ, tu bổ. Năm 1988, đền Phù Ủng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội truyền thống đền Phù Ủng hàng năm được tổ chức trang trọng, được nhân dân hết sức ngưỡng mộ. Năm 2013, lễ hội được tổ chức để tưởng niệm 738 năm ngày Tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước.(http://baohungyen.vn/dat-va-nguoi-xu-nhan/201302/Le-hoi-den-Phu-ung-172065/)

Đặc sản Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, gà Đông Tảo (Đông Cảo) (Đông Tảo-Khoái Châu), sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (thành phố Hưng Yên), Bánh Cuốn Nóng làng Sài Thị (Thuần Hưng, Khoái Châu), ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao – Văn Giang), chả gà Tiểu Quan (Chả gà Tiểu quan (thuộc huyện Khoái châu) là món ăn rất đặc biệt có từ lâu đời, tuy nhiên từ sau Cải cách ruộng đất, tình hình xã hội biến đổi, kinh tế khó khăn triền miên nên món này gần như đã thất truyền, hơn 60 năm nay hầu như không mấy ai còn để ý nữa).

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Văn Miếu Xích Đằng – Tp. Hưng Yên – Hưng Yên

 

 


1
Bạn cần hỗ trợ?
02213 512 288
0987 862 085